-v8f3jj6_LIA/VUwT5qPidnI/AAAAAAACK5c/u-oWcKeNkkI/s1600/url.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
Long An điện được xây dựng vào triều Thiệu Trị năm 1845, thuộc hành cung Bảo Định được xây dựng để làm nơi nghĩ ngơi thư giản và nơi ở của vua khi cày ruộng tịch điền. Đây là hành cung to lớn và đẹp với nhiều công trình kiến trúc xinh xăn, trong đó điện Long An là công trình chính. Sau khi qua đời thi hài vua Thiệu Trị được quàng tại đây 8 tháng trước khi án táng tại Xương Lăng. Sau đó cung trở thành nơi thờ tự Vua. Năm 1885 khi “kinh đô thất thủ”, quân Pháp đã đánh chiếm hành cung này và biến nó thành doanh trại, bài vị vua Thiệu Trị đã được rước vào điện Phụng Tiên trong hoàng thành. Sau đó toàn bộ hành cung đã bị triệt giải, tất cả các công trình đều bị tháo dỡ và điện Long An cũng chung số phận.
-9YpexTwprN0/VUwUO1qrcMI/AAAAAAACK5k/qALp1e4cW60/s1600/1.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
Đến năm 1909 dưới triều Duy Tân, điện được dựng lại để làm Tân Thơ viện của trường Quốc tử giám, nơi lưu trữ hàng ngàn tài liệu quý giá bằng tiếng Hán, Anh, Pháp....Năm 1913, Hội Đô Thành Hiếu Cổ được thành lập trên cơ sở sưu tầm những hiện vật liên quan đến tỉnh Thừa Thiên - Huế và những vấn đề văn hóa và mỹ thuật thời Nguyễn. Học hội đã đặt nền móng ban đầu cho việc sưu tập và lưu trữ cổ vật cho bảo tàng này.
Dulichgo
Ngày Ngày 24/8/1923, Khâm Sứ Trung kỳ và vua Khải Ðịnh cùng ban sắc dùng Ðiện Long An làm Bảo tàng Khải Ðịnh.
-EnO7eBIdKOU/VUwUXyXGv-I/AAAAAAACK5s/3J5WqImw5-g/s1600/4.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
Khái quát điện Long AnÐiện Long An hình chữ nhật dài 35,70 m, rộng 28 m, vỉa ốp đá thanh nền cao 1,1 m. Diện tích phần mái rộng đến 1.750 m², nằm trên dàn trò được chống đỡ bằng hệ thống 128 cột gỗ lim. Ðây là tòa nhà kép "Trùng thiềm điệp ốc". Nhà trước 7 gian với 8 bộ "vì kèo chồng rường giả thủ". Nhà sau 5 gian với 6 bộ "vì kèo cánh ác". Điều khác biệt với các ngôi điện khác là những chi tiết gỗ không sơn son thếp vàng, chỉ để mộc trơn và được tô điểm bằng các kỹ thuật chạm trổ tinh xảo theo đồ án “lưỡng long triều nguyệt”, “long, lân, quy, phượng”. Các liên ba, đồ bản chạm khắc nhiều bài thơ là trước tác của vua Thiệu Trị, được bố trí sắp xếp hầu hết ở các khu vực bên trong ngôi điện một cách hài hòa.
-uk_xCMExOLk/VUwUgCfIARI/AAAAAAACK50/xr4QDDcy_io/s1600/3.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
Nghệ thuật kiến trúc điện là sự kết hợp giữa kiến trúc vừa chịu lực vừa trang trí. Các bộ vì kèo ở tiền điện không được thiết kế theo lối truyền thống “chồng rường giả thủ” mà bằng nghệ thuật chạm lộng các nghệ nhân xưa đã chạm nên đồ án lưỡng long tranh châu đồ sộ và liền khối. Vì thế mà du khách đến tham quan thường tưởng lầm đây là những đồ án trang trí chứ không phải là thiết kế chịu lực.Dulichgo
Phần trang trí trong điện lại càng đáng nói: liên kết giữa các gian tiền điện và chính điện là các ô hộc trang trí theo lối nhất thi nhất họa, và thay vì được sơn son thếp vàng thì các ô hộc này lại được khảm trực tiếp bằng xương, ngà voi, xà cừ... Những bài thơ này phần lớn là của chủ nhân ngôi điện sáng tác.
-QChJDh3XazE/VUwUliEGSxI/AAAAAAACK58/n_f4jCnz1OY/s1600/2.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
Trong số 623 ô hộc đó thì có hai tác phẩm rất đặc biệt và cho đến nay vẫn chưa được giải đáp, đó là bài Vũ trung sơn thủy và Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm, tuy mỗi bài chỉ có 56 chữ nhưng khi xếp theo lối hồi văn kiêm liên hoàn thì sẽ tạo thành 64 bài thơ khác nhau.Ngày nay điện là bảo tàng mỷ thuật cung đình Huế, nơi trưng bày bộ sưu tập khổng lồ về các di vật cũng như các tác phẩm nghệ thuật của triều Nguyễn và các nước. Đến thăm quan điện ta sẽ cảm nhận được cái vàng son của hoàng cung xưa.
Hiện nay điện đang được trùng tu, mong sau điện sẽ được trả lại chức năng vốn có của mình là nơi thờ tự và lưu giữ các kỹ vật của chủ nhân nó – Vua Thiệu Trị.
Theo Khám Phá Huế
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét