-e0cpHP8mPEw/VU1GfzmlPuI/AAAAAAACK8Q/GWTX5PCQ4tU/s1600/-nh-Th-n-Phu-An-n-i-co-2-cay-c--th--49c6f.JPG" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
(DTO) - Đến Sóc Trăng, nhiều người rất ngạc nhiên khi biết nơi đây có rất nhiều cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm mà vẫn tốt tươi tràn đầy sức sống.< Đình thần Phú An- nơi có 2 "cụ" cổ thụ cây bàng và cây sung.
Tại ấp 3, xã An Mỹ (huyện Kế Sách), nhiều người sẽ bỡ ngỡ khi tận mắt chiêm ngưỡng hai “lão” đại thụ mọc cách nhau chưa đầy 100m ngay trước cửa Đình thần Phú An là một cây bàng và một cây sung.
Theo ông Đặng Anh Tuấn (52 tuổi), cây bàng và cây sung này không biết có từ bao giờ nhưng nhiều người dân ở đây khi lớn lên đã thấy hai cây cổ thụ này đã có từ trước, rất to. Ông Tuấn cho biết: “Ba tôi năm nay đã 100 tuổi.
-gp0g6amZyQ4/VU1LEC5ZsFI/AAAAAAACK8c/dkDXp0XQzYc/s1600/Cay-Bang-aadff.JPG" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
< Cây bàng cổ thụ. Ông kể khi ông còn nhỏ, đi học ở trường làng thì đã có cây bàng và cây sung này rồi. Riêng cây bàng thì gốc to khoảng 4- 5 người ôm mới xuể. Ba tôi nói các cụ cao niên cho biết hai cây bàng và cây sung được trồng khi xây dựng Đình thần Phú An cách đây ít nhất cũng khoảng 150 năm”.
Dulichgo
Cây bàng hiện nay đứng sừng sững cạnh bờ sông, trước nhà của ông Tuấn. Ông Tuấn cho biết mỗi năm cây bàng này thay lá 2 lần vào giữa tháng 2 và tháng 9 âm lịch. Mỗi lần thay lá, lá trên cây rụng hết không còn một chiếc nào và sau đó mọc lên một lớp lá mới xanh mướt, trông rất đẹp. Gốc cây bàng này có chu vi 19,5m, chiều cao ước cũng từ 30- 40m, tỏa bóng mát bao trùm cả một vùng rộng lớn.
-SELWsyr1_dQ/VU1LP7fQQDI/AAAAAAACK8k/3SvzmKwNeyU/s1600/Cay-Sung--n-t--ng-f80f0.JPG" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
< Cây sung. Cũng theo ông Tuấn, cách đây không lâu, có một người phụ nữ từ TPHCM xuống tìm hỏi mua cây bàng này nhưng bà con không bán vì “đây là cây chung của cả xóm, cây được tổ tiên trồng từ khi xây dựng đình Thần nên giá cao bao nhiêu cũng không bán”.
Riêng cây sung cao chừng 15- 20m, gốc to, vỏ xù xì, càng lên trên thì thân thắt lại trông như một cái chai khổng lồ. Dù đã có tuổi cả trăm năm nhưng cây sung này vẫn cho trái nhiều, khá đều đặn.
Dulichgo
Cũng tại huyện Kế Sách, đến ấp Phong Thới, xã Phong nẫm, nhiều người rất thú vị khi chứng kiến những cây măng cụt cổ thụ của gia đình ông Hứa Văn Lến. Ông Lến cho biết: Những cây măng cụt này được trồng từ đời ông nội của ông, đến nay đã được trên 90 năm. Đây là những cây măng cụt có tuổi đời cao, rất hiếm hoi của vùng đất này.
-Ue93wy9jql0/VU1LdYExBkI/AAAAAAACK8s/fTtul7ic2UQ/s1600/Nh-ng-cay-m-ng-c-t-tu-i-tren-90-f3250.jpg" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
< Ông Lến bên những cây măng cụt trên 90 năm tuổi. Theo quan sát, những cây măng cụt này có chiều cao khoảng 10 mét, gốc cây to đến mức một người lớn ôm không hết. Phần trên ngọn có rất nhiều cành cây to tỏa ra chiếm trọn vùng đất có đường kính trên chục mét.
-sn_wblQbAtQ/VU1Ln61_68I/AAAAAAACK80/oTe1l_MG184/s1600/Cay-Cng-7fb60.JPG" imageanchor="1" style="clear: left; float: left; margin-bottom: 1em; margin-right: 1em;">
< Cây còng được trồng từ năm Mậu Tý (1888). Theo ông Hứa Văn Lến, những “cụ” măng cụt này tuy tuổi cao nhưng vẫn cho trái rất đều đặn. Những năm được mùa, mỗi cây cho từ 300- 400kg trái, năm không được mùa nhưng cũng đạt từ 250kg/cây.
Dulichgo
Điều đáng nói, những cây măng cụt này ít khi bị bệnh như những cây măng cụt khác nên việc chăm sóc cũng rất thuận lợi.
Ở phường 5 (TP Sóc Trăng) có một cây còng (me tây) được trồng từ năm Mậu Tý (1888) đến nay vẫn phát triển tốt, cành lá xum xuê tỏa bóng mát khắp cả một vùng rộng lớn. Thân cây to khoảng 5- 6 người ôm mới tròn vòng, cây cao cũng từ 30-40m.
Theo Bạch Dương (Dân Trí)
Du lịch, GO!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét