Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Làng dệt Bảy Hiền

(BAVN) - Nghề dệt ở Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) vốn có lịch sử hình thành, phát triển gần 4 thế kỷ và các sản phẩm “tơ vàng Duy Xuyên” giao dịch qua thương cảng Hội An đã nổi tiếng với bạn bè quốc tế về sự tinh xảo và mềm mại.

< Làng dệt Bảy Hiền, nơi hàng chục năm qua được mệnh danh là “Quê hương dệt của Tp. Hồ Chí Minh”.

Nghề dệt Duy Xuyên còn theo chân những người dân vào lập nghiệp trên vùng đất Sài thành để từ đó hình thành làng dệt Bảy Hiền ngày nay.

< Những sợi tơ óng ánh, những cuộn tơ làm nên các sản phẩm của làng dệt Bảy Hiền.
Dulichgo
Nhà văn Nguyên Ngọc từng viết: “Làng dệt Bảy Hiền ở Tp. Hồ Chí Minh hoàn toàn do người Quảng Nam, trong những điều kiện lịch sử nào đó đã phải chạy vào tìm đất làm ăn ở phương Nam, tự kết hợp lại với nhau, tạo thành cả một khu công nghiệp dệt, cạnh tranh hiệu quả với cả một thế lực kinh tế dệt rất mạnh ở Sài Gòn là lực lượng người Hoa Chợ Lớn...”.

< Người thợ dệt sửa lại đoạn tơ dệt.

Ngã tư Bảy Hiền nằm trên địa bàn Phường 11, Quận Tân Bình hàng chục năm qua và được mệnh danh là “quê hương nghề dệt của Tp. Hồ Chí Minh”. Nghề dệt ăn nên làm ra đã kéo theo một lực lượng đông đảo những người bán tơ sợi và may gia công cũng từ đất Quảng vào khiến khu vực Bảy Hiền dần trở thành một “xứ Quảng thu nhỏ”.

< Máy dệt thủ công cải tiến ở làng dệt Bảy Hiền. Các sản phẩm dệt Bảy Hiền nổi tiếng khắp cả nước. Sản phẩm dệt của làng dệt Bảy Hiền luôn đảm bảo chất lượng và uy tín cao.

Từ chỗ sản xuất bình quân 16 triệu mét vải/năm, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30/4/1975, sản lượng dệt của làng dệt Bảy Hiền đã tăng lên đến 35 triệu mét vải/năm dù trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn. Nhờ hoạt động sản xuất hiệu quả, làng dệt Bảy Hiền đã mang lại hơn 75% GDP cho Quận Tân Bình trong những năm 1980.

< Các gia đình ở làng dệt Bảy Hiền cải tiến máy móc và nắm bắt thị hiếu thị trường để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
Dulichgo
Vốn là một người thợ dệt di cư vào ngã tư Bảy Hiền cùng gia đình từ năm 1971, anh Thanh Hùng, Trưởng Ban Văn hóa Phường 11 cho biết: “Thời điểm cách đây mấy chục năm, đứng ở làng dệt dù gần nhau, nói chuyện cũng không nghe thấy gì vì nhà nào cũng làm nghề khiến không khí lúc nào cũng khẩn trương, ồn ào tiếng máy”.

< Làng dệt Bảy Hiền cũng là minh chứng cho đức tính chịu thương chịu khó của người dân xứ Quảng. Nhờ vào nghề dệt, các hộ gia đình ở làng dệt Bảy Hiền đều có một cuộc sống sung túc.

Trước đây, nhờ vào nghề truyền thống, những gia đình xứ Quảng ở làng dệt Bảy Hiền đều có một cuộc sống sung túc. Đất nước đổi mới, kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa thì người dân làng dệt Bảy Hiền cũng thích nghi cải tiến máy móc, đồng thời tìm cách nắm bắt được thị hiếu thị trường để đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.

< Vải thành phẩm của làng dệt Bảy Hiền.
Dulichgo
Các loại vải áo, quần, vải trơn, nhuộm, bông đã có đầu ra nhiều hơn hẳn. Không chỉ tiêu thụ trong nội thành, các tỉnh lân cận, hàng dệt Bảy Hiền còn nhận được nhiều đơn đặt hàng của các thương gia vải vóc ở các tỉnh phía Bắc.

< Các cửa hàng vải tại chợ Tân Bình phần lớn là các đại lý phân phối sản phẩm dệt Bảy Hiền đi khắp nơi.

Làng dệt phát triển kéo theo kinh tế của nhiều gia đình khá giả, họ  góp tiền xây dựng nhiều trường học, nhà thờ, chùa chiền, giúp đỡ người nghèo... Đối với người ở làng dệt Bảy Hiền, việc xây dựng các công trình an sinh xã hội và cũng chính là bảo tồn bản sắc văn hóa và gìn giữ phong tục truyền thống tương thân, tương ái của người xứ Quảng.

Theo Nguyễn Vũ Thành Đạt, Đặng Kim Phương (Báo Ảnh VN)
Du lịch, GO!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét